Biến chứng đột quỵ từ bệnh cao huyết áp.

11:08 |
Cao huyết áp hiện đang là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng, không chỉ riêng ở các nước đang phát triển mà ở các nước phát triển tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng cao, lên đến 10 -15% dân số. Cao huyết áp là một trong những nguy cơ quan trọng gây nên các biến cố tim mạch như xơ vữa động mạch, nghẹn mạch, nhồi máu cơ tim. Đặc biệt, bệnh nhân cao huyết áp có thể mắc những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, trong đó có bệnh đột quỵ.
Nhận biết được những cơn đột quỵ bằng các triệu chứng điển hình như:
  • Đột ngột yếu, tê mặt, tay chân
  • Đột ngột nhìn mờ, hoặc mất thị lực
  • Đột ngột khó nói hoặc không hiểu lời nói
  • Đau đầu dữ dội mà không biết nguyên nhân
  • Chóng mặt loạng choạng, té không giải thích được lí do.
Thông thường những cơn đột quỵ này thường xuất hiện đột ngột trong vài giây đến vài chục phút, triệu chứng có thể nặng tối đa ngay từ đầu và không tiến triển nặng nề thêm (thường là biểu hiện của đột quỵ não chảy máu). còn với đột quỵ thiếu máu não, triệu chứng đã xuất hiện sẽ nặng dần lên và có những dấu hiệu mới.

Cách ứng phó với đột quỵ:
Nên:

  • Đặt bệnh nhân nằm bất động, theo dõi sơ cứu duy trì nhịp tim và nhịp thở khi cần thiết.
  • Xử lí đúng nhất là gọi xe cấp cứu hoặc taxi đưa ngay đến bệnh viện càng sớm càng tốt, đặc biệt trong khoảng 4 giờ đầu.
  • Khi di chuyển nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng.

Không nên:

  • Không nên cạo gió, uống nước chanh khi bệnh nhân có các triệu chứng đột quỵ. Khi bị liệt vùng hầu họng, bệnh nhân uống nước sẽ gây sặc vào đường thở, làm suy hô hấp cấp hoặc gây tăng huyết áp và làm chậm thời gian đưa đến bệnh viện.
  • Không nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy vì có trường hợp bệnh nhân bị liệt một bên, không thể gác chân lên xe và làm chân bên liệt bị chấn thương.
  • Không để bệnh nhân tại nhà chờ đợi sự thuyên giảm tự nhiên của bệnh hoặc cho rằng bệnh nhân tuổi đã cao không cần đưa đi bệnh viện cứu chữa.
  • Không trì hoãn để đưa bệnh nhân đi khám trong hoàn cảnh tiện lợi (khám theo tuyến, chờ cho đầy đủ các thành viên gia đình, chờ trời sáng mới đưa bệnh nhân đi bệnh viện)
  • Không tự sử dụng các loại thuốc cấp cứu điều trị mà không có đơn của bác sĩ. 

Đây có thể coi như biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cao huyết áp, nếu tiến triển nặng sẽ dẫn đến tử vong. Do vậy cần có những hiểu biết nhất định để xử trí kịp thời khi có dấu hiệu xảy ra đột quỵ.

Đọc Thêm…

Cao huyết áp và những hướng dẫn có ích

14:10 |
    Cao huyết áp là một bệnh lý tim mạch phổ biến, đặc biệt ở những người có tuổi, đây cũng là nguyên nhân chính liên quan đến tử vong của 7,1 triệu người trên thế giới mỗi năm (tương đương 20000 người/ngày = 100 tai nạn máy bay/ ngày - theo PGS.TS Trương Quang Bình). 
     Cao huyết áp gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như suy thận mạn, suy giảm nhận thức, suy tim, suy giảm chức năng tâm thu, suy thất trái tiến triển dẫn đến tử vong. Chẩn đoán cao huyết áp dựa trên chỉ số huyết áp đo được hàng ngày. Cao huyết áp nguy hiểm là thế, nhưng không phải ai cũng đo huyết áp đúng cách. Dưới đây là khuyến cáo của các chuyên gia tim mạch về quy trình đo huyết áp:
1. Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5-10 phút trước khi đo huyết áp.
2. Không dùng các chất kích thích (cà phê, thuốc lá, rượu bia) trước đó 2 giờ.
3. Tư thế đo chuẩn.
4. Sử dụng huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế đồng hồ hoặc huyết áp kế điện tử (loại đo ở cánh tay).

5. Bơm hơi thêm 30 mmHg sau khi không còn thấy mạch đập, xả hơi với tốc độ 2-3 mmHg/nhịp đập
6. Không nói chuyện khi đang đo huyết áp.
7. Lần đo đầu tiên, cần đo huyết áp ở cả hai cánh tay, tay nào có con số huyết áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi huyết áp về sau.
8. Nên đo huyết áp ít nhất 2 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút. Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHg, cần đo lại một vài lần sau khi đã nghỉ trên 5 phút. Giá trị huyết áp ghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối cùng.
9. Trường hợp nghi ngờ có thể theo dõi huyết áp bằng máy đo tự động tại nhà hoặc bằng máy đo huyết áp tự động 24h.
10. Ghi lại số đo theo đơn vị mmHg không làm tròn số quá hàng đơn vị.
Bệnh nhân nên lưu ý với kết quả đo huyết áp ghi được:
1. Huyết áp đo ngoại trú có thể khác với huyết áp tại phòng khám:
Hiệu ứng áo choàng trắng (13%)
Hiệu ứng tăng huyết áp ngoài phòng khám (13%)
2. Huyết áp đo ngoại trú có tương quan tốt hơn đối với tổn thương cơ quan đích, biến cố tim mạch và tử vong so với huyết áp tại phòng khám.
3. Nhưng huyết áp đo tại phòng khám mới là tiêu chuẩn để chẩn đoán và phân loại tăng huyết áp.
Nhìn chung theo dõi huyết áp trong 24h cho thấy:
- huyết áp dao động theo từng thời điểm đo
- huyết áp về đêm thấp hơn
- huyết áp tăng thêm khoảng 5% sau khi tỉnh dậy.
Từ trị số huyết áp đo được, nếu huyết áp tâm thu > 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương > 90 mmHg thì bệnh nhân đã bị tăng huyết áp. Ngưỡng huyết áp này được đưa ra dựa trên các thử nghiệm lâm sàng đã được tiến hành trước đây cho thấy bệnh nhân có thể có lợi ích trên tỉ lệ biến cố tim mạch, tử vong... từ việc điều trị hạ huyết áp.
Như vậy bệnh cao huyết áp cần được phát hiện và điều trị kịp thời để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm trên hệ tim mạch, hạn chế tối thiểu nguy cơ tử vong cho con người. 
Đọc Thêm…

Ngưng sử dụng warfarin ở bệnh nhân rung nhĩ tăng nguy cơ đột quỵ thiếu máu cục bộ

14:44 |
Các nhà nghiên cứu đã xác định số lượng các nguy cơ của đột quỵ thiếu máu cục bộ ở bệnh nhân rung nhĩ khi ngưng sử dụng warfarin cho ca phẫu thuật.
Nguy cơ đột quỵ
Tiến sĩ Adnan I. Qureshi, với Học viện Zeenat Qureshi Stroke ở St. Cloud, Minnesota, và các đồng nghiệp cùng đánh giá việc ngưng warfarin trong phẫu thuật với tỷ lệ đột quỵ thiếu máu cục bộ trong một nhóm bệnh nhân rung nhĩ không do van tim.

Tất cả các đối tượng đã được chọn ngẫu nhiên vào nghiên cứu Atrial Fibrillation Follow-Up Investigation of Rhythm Management(AFFIRM).

Sau khi điều chỉnh yếu tố gây nhiễu tiềm năng bao gồm tuổi, giới tính, béo phì, đái tháo đường, tăng cholesterol máu và hút thuốc lá, ngừng warfarin có liên quan với tăng nguy cơ đột quỵ thiếu máu (nguy cơ tương đối: 5.6, 95% CI, 1,8-17,8 p = 0,003) trong 4060 bệnh nhân được theo dõi trung bình là 3,5 năm.

Tiến sĩ Qureshi báo cáo kết quả tại Hội nghị thường niên lần thứ 67 của Viện Hàn lâm Thần kinh học Mỹ.

Đối tượng đưa vào phân tích có rung nhĩ cộng với ít nhất một yếu tố nguy cơ đột quỵ hay tử vong: tuổi> 65 tuổi, cao huyết áp có hệ thống, bệnh tiểu đường, suy tim sung huyết, thiếu máu cục bộ thoáng qua, đột quỵ trước, bên trái có đường kính 50 mm nhĩ, tâm thất trái rút ngắn phân đoạn <25%, hoặc phân số tống máu thất trái toàn phần <40%.

Trước khi nghiên cứu hiện nay, nguy cơ đột quỵ thiếu máu cục bộ trong thời gian ngưng warfarin cho phẫu thuật từ lâu đã được ghi nhận, nhưng không được đặc trưng, ​​Tiến sĩ Qureshi cho biết. Các phân tích cho thấy rằng tỷ lệ đột quỵ thiếu máu cục bộ là 1,1% và 0,2% đối với cá nhân có và không ngừng warfarin, tương ứng, P = 0,001.

Nguy cơ đột quỵ do ngưng sử dụng warfarin tương tự ở nam giới và phụ nữ.

Tiến sĩ Qureshi nhấn mạnh rằng các rủi ro liên quan ngưng warfarin cho thủ tục này phải được công nhận và xem xét trong phân tích rủi ro và lợi ích của bất kỳ thủ tục phẫu thuật.
Đọc Thêm…

Chủ đề

Liên hệ đặt banner

Banner